• Đăng nhập
    • Đăng ký
TranPhuHome
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Sự an toàn tuyệt đối
  • Sản phẩm
    • Dây đơn mềm Vcm - Đơn
    • Dây OVAL Vcm - Dẹt
    • Cáp truyền dẫn hạ thế
  • Chứng nhận
  • Thông tin kỹ thuật
    • Quy trình sản xuất
    • Kiểm soát chất lượng
  • Hướng dẫn
    • Mua hàng chính hãng
    • Lựa chọn dây dẫn phù hợp
    • Lắp đặt và sử dụng an toàn
  • Liên hệ

Quy trình sản xuất

01.
Quy trình sản xuất cáp Trần Phú
KÉO Ủ LIÊN HOÀN

 

Sợi đồng nguyên liệu mua về thường có đường kính theo quy cách của nhà sản xuất. Để có các cỡ dây có đường kính phù hợp với mỗi sản phẩm, sợi đồng nguyên liệu sẽ được kéo rút để thu nhỏ dần đường kính đồng thời kéo dài chiều dài sợi qua các máy rút đồng với công nghệ rút ủ liên hoàn như sau:

- Máy kéo thô: đầu vào là đồng 8.0mm đầu ra sản phẩm từ 1.6mm - 3.5mm

- Máy kéo trung: đầu vào là đồng 2.6mm đầu ra sản phẩm từ 0.4mm - 1.6mm

- Máy kéo tinh (máy kéo đa đường) đầu vào là đồng 2.0mm đầu ra sản phẩm từ 0.16mm - 0.5mm

Trong quá trình kéo ủ liên hoàn hệ thống bôi trơn và làm mát tuần hoàn giúp giảm nhiệt sinh ra do ma sát và bảo vệ thiết bị khỏi hư hỏng do nhiệt. Dây đồng sản phẩm được ủ trong môi trường khí trơ (Nitơ) làm tăng độ mềm dẻo và sáng bóng trước khi đưa vào sang công đoạn bện.

02.
Quy trình sản xuất cáp Trần Phú
BỆN LÕI
 

Bện là công đoạn tạo dây mạch cho quá trình bọc vỏ cách điện hoặc vỏ bảo vệ tiếp theo

Tùy theo từng nhóm sản phẩm với quy cách kỹ thuật và các bước công nghệ sản xuất khác nhau, có thể sử dụng các công nghệ bện sau:

- Bện đồng mềm (bện rối): dùng trong sản xuất dây phôi của nhóm sản phẩm dây điện mềm (ruột dẫn cấp 5) sử dụng máy bện nhiều sợi.

- Bện đồng cứng: dùng trong sản xuất dây phôi của nhóm sản phẩm cáp điện (ruột dẫn cấp 2) sử dụng máy bện nhiều sợi (từ 7 - 37 - 63 sợi)

03.
Quy trình sản xuất cáp Trần Phú
BỌC CÁCH ĐIỆN

 

Sau công đoạn bện lõi, dây phôi được chuyển sang công đoạn bọc vỏ cách điện:

- Sản phẩm dây điện mềm (ruột dẫn cấp 5): có kết cấu Cu/PVC/PVC hoặc Cu/PVC, điện áp làm việc từ 300/500V hoặc 450/750V, vật liệu để làm vỏ bọc cách điện dùng nhựa PVC. Các lõi dẫn điện của sản phẩm được bọc cách điện + phủ màu khác nhau để phân biệt khi sử dụng đấu nối thiết bị.

Sản phẩm Cáp truyền dẫn hạ thế (ruột dẫn cấp 2): điện áp làm việc từ 0,6/1kV. Nhóm sản phẩm này trước đây thường được cách điện bằng PVC, hiện nay thường sử dụng vật liệu mới là XLPE. Do XLPE có tính chất cách điện cao, tỷ trọng nhỏ hơn nên chiều dày cách điện của XLPE cũng nhỏ hơn PVC dẫn đến kích thước cáp nhỏ hơn, giảm khối lượng cáp giúp tiết kiệm nguyên vật liệu khi vận chuyển, thi công lắp đặt.

04.
Quy trình sản xuất cáp Trần Phú
BỆN NHÓM (bện các ruột dẫn đã được bọc cách điện)

 

Tạo nhóm ruột dẫn điện trước khi bọc vỏ bảo vệ đối với nhóm sản phẩm dây cáp điện có từ 2 ruột dẫn điện trở lên. Trong công đoạn này, các ruột dẫn được vặn xoắn với nhau với bước xoắn phù hợp theo tiêu chuẩn kỹ thuật.

Đối với các sản phẩm cáp truyền dẫn hạ thế, các sợi PP (Polypropylene) được thêm vào dùng để định hình tạo một tiết diện tròn cho lõi cáp. Đối với các sản phẩm cáp điện có quấn áo giáp kim loại bảo vệ thì các lớp băng nhôm hoặc thép cũng được đồng thời cấu thành vào sản phẩm trong công đoạn này bằng thiết bị quấn băng được thiết kế lắp trong máy bện vặn xoắn.

05.
Quy trình sản xuất cáp Trần Phú
BỌC VỎ BẢO VỆ
 

Bọc vỏ bảo vệ cho dây và cáp điện nhằm mục đích: bảo vệ toàn bộ lõi dây (cáp) bao gồm cả ruột dẫn và phần cách điện khỏi các tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến chất lượng hoặc giảm tuổi thọ của ruột dẫn, dùng để thể hiện thông tin về sản phẩm (in tên sản phẩm, quy cách, nhà sản xuất, số mét đánh dấu...), tạo hình thức thẩm mỹ cho sản phẩm.

Các sản phẩm dây điện mềm được bọc một lớp vỏ bảo vệ PVC với hai màu vàng sáng hoặc đen (đối với cáp mềm 2 -3 - 4 ruột dẫn), trong quá trình bọc giữa lớp vỏ bảo vệ và các lõi dây được phân cách bằng một lớp bột trơn. Dây điện thành phẩm khi bọc xong sẽ có một lớp vỏ bảo vệ bóng, dai, bám chắc vào lõi dây nhưng vẫn có thể tách ra một cách dễ dàng khi đấu nối, lắp đặt. Các thông tin về sản phẩm in trên dây bằng kỹ thuật in chấm bằng máy in phun điện tử cho chất lượng in rõ ràng nhưng vẫn tạo giá trị thẩm mỹ cao.

06.
Quy trình sản xuất cáp Trần Phú
ĐÓNG GÓI NHẬP KHO SẢN PHẨM
 

Dây và cáp điện của chúng tôi bắt buộc phải qua các hạng mục kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt: đường kính và độ giãn dài của sợi đồng, điện trở của lõi dây điện, đường kính dây điện, độ dày vỏ cách điện… Chỉ các sản phẩm hoàn tất được kiểm tra và đáp ứng được tiêu chuẩn mới được nhập kho và xuất kho cho khách hàng.

Dây và cáp điện TP HOME được đóng gói thành cuộn bằng máy đóng gói tự động, chiều dài 100 - 200 mét/cuộn (tùy theo từng chủng loại sản phẩm và thị hiếu của thị trường), bên ngoài được quấn bằng bao plastic hoặc bao dứa. Dây cáp điện trước khi bao gói đều được băng đầu bảo quản và có gắn nhãn mác hàng hoá bên ngoài.

Thành phẩm sau khi đóng gói bao bì luôn được kiểm tra nhằm đảm bảo sản phẩm được làm kín đúng cách, không bị hỏng và đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn chất lượng.

Chúng tôi chỉ sử dụng Dây Đồng Nguyên Chất 100%

Sự quan tâm mà chúng tôi dành cho sản phẩm của mình bắt đầu bằng việc thu mua nguyên liệu thô chất lượng. Chúng tôi chỉ sử dụng dây đồng nguyên chất 100% và chất cách điện của chúng tôi được sản xuất từ hạt nhựa nguyên sinh có nguồn gốc từ các nhà cung cấp uy tín. Tất cả nguyên liệu thô của chúng tôi cũng tuân thủ RoHS (Hạn chế các chất độc hại)

Liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ!
default-logo
  • Số 328 Phan Trọng Tuệ, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, tp Hà Nội
    Nhà máy sx: Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
  • 0798 414141
  • contact.tppl@gmail.com
  • www.tranphuhome.com
Copyright © 2025 by ViInfo.vn
Privacy Statement